CÔNG NGHỆ 4.0 HỖ TRỢ PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÓA ĐÓI NGHÈO
Ngày: 25-12-2019
Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo và áp dụng công nghệ 4.0
Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam trò chuyện cùng bà con nông dân tại các gian hàng nông sản bản địa tại Hội nghị.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp cùng Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức diễn đàn "Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo và áp dụng công nghệ 4.0” vào ngày 17/12 vừa qua tại Hà Nội.
Sự kiện lần này có sự tham gia của các cơ quan quản lý chính sách, nhà tài trợ, đối tác phát triển và 49 hợp tác xã (HTX), tổ, nhóm do phụ nữ dân tộc thiểu số quản lý. Tại đây, các đại biểu đã chia sẻ những kết quả đạt được, những thách thức và bài học kinh nghiệm trong hành trình ứng dụng công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong kinh doanh sản xuất và xóa đói giảm nghèo.
Tập đoàn VietED, tổ chức đại diện của UNDP đóng vai trò hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và hướng phát triển sản phẩm cho đồng bào tại hai tỉnh Đắk Nông và Bắc Kạn thông qua việc thực hiện dự án “Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế nhờ áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Dự án được tổ chức UNDP tài trợ này đã góp phần rất quan trọng gây dựng mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho bà con dân tộc thiểu số áp dụng công nghệ để phát triển kinh tế, thoát nghèo đồng thời sử dụng công nghệ 4.0 trong việc tiếp cận, giới thiệu và mở rộng thị trường cho nông sản bản địa trên các kênh phân phối bao gồm cả các chợ truyền thống cũng như các sàn thương mại điện.
Thông qua dự án, nhiều sản phẩm đặc sản bản địa của Đắk Nông và Bắc Kạn như mật ong, chè, miến khô, măng khô, tinh dầu, nghệ.v..vv. đã được tiếp cận và đưa lên bán tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Vỏ sò…và bước đầu đã cho thấy những kết quả tốt đẹp thể hiện ở những đơn đặt hàng của các khách hàng khắp cả nước.
Tại Diễn đàn các bên tham gia cũng bày tỏ mong muốn và các giải pháp để tiếp tục nhân rộng mô hình “Liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi sản phẩm bản địa ứng dụng nền tảng thương mại điện tử” phù hợp với hộ nghèo và người dân tộc thiểu số gắn kết với phương pháp truyền thống, văn hóa bản địa một cách hiệu quả và bền vững tới các địa phương khác trong cả nước, như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Đà Nẵng, Kon Tum,...
Những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt các vị đại biểu đặc biệt nụ cười của bà con nông dân vùng sâu vùng xa tại Đắk Nông và Bắc Kạnvề dự hội nghị đã cho thấy thành công của dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để không bỏ ai ở lại phía sau lần này của UNDP.
Vietharvest - thành viên VietED Group
Xem bài viết khác
- THÔNG BÁO LỊCH PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH RAU SẠCH CỦA HTX ĐỒNG TÂM TRÊN VTC16 (27-10-2020)
- TẬP HUẤN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO BÀ CON NÔNG DÂN HTX ĐỒNG TÂM (22-09-2020)
- CÁCH TRỒNG ĐẬU ĐŨA AN TOÀN (27-08-2020)
- CÁCH LÀM KEM DƯA LƯỚI VÀNG THƠM NGON TƯƠI MÁT NGÀY HÈ (04-08-2020)
- CÁCH NHẬN BIẾT DƯA LƯỚI VIỆT NAM VÀ DƯA LƯỚI TRUNG QUỐC (07-07-2020)